-->

[tintuc] 

Kiến Thức Phân biệt Kim cương thiên nhiên - Kim cương nhân tạo 

TÌM HIỂU VỀ KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN 

   Kim cương là gì ? ... là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của cacbon (dạng còn lại là than chì), có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt làm cho nó có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn. Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo. Chúng là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác, những tinh thể cacbon dạng lồng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được. Điều đó có nghĩa là chúng có thể giữ bề mặt đánh bóng rất lâu và rất tốt. Khoảng 130 triệu cara (26.000 kg) kim cương được khai thác mỗi năm với tổng giá trị là 9 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra khoảng 100.000 kg kim cương hàng năm được điều chế nhân tạo.

 Một viên kim cương được đánh giá theo một hệ thống chất lượng 4C: "carat" (khối lượng), "clarity" (độ trong suốt), "color" (màu sắc) và "cut" (cách cắt)

Tiêu chuẩn 4C là gì ?
Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của Kim Cương gọi tắt là tiêu chuẩn 4C đó là
Trọng Lượng (Carat), Màu Sắc (Color), Độ Tinh Khiết (Clarity) và Mặt Cắt (Cut).

C1: GIÁ TRỊ TRỌNG LƯỢNG (Carat)
________________________________________
- Trọng lượng của Kim Cương được tính bằng đơn vị Carat.
- 1 Carat = 0.02 gr
- Ứng với mỗi trọng lượng ta có kích thước về chiều cao và đường kính tương ứng lý tưởng. Viên Kim Cương càng nặng thì giá trị càng cao.
- Tại Việt Nam Kim Cương thường được tính bằng li (mm), nên ở đây có bảng quy đổi từ Carat sang li:



C2: GIÁ TRỊ MÀU SẮC (Color)
________________________________________
- Theo tiêu chuẩn thế giới, màu sắc của Kim Cương được sắp xếp theo bảng Alphabe bắt đầu bằng màu D và kết thúc bằng màu Z. (không có màu A, B, C)
- Màu sắc Kim Cương cũng là một tiêu chuẩn để định giá, mỗi cấp độ màu chênh lệch nhau khoảng 10% về giá. Tuy nhiên từ màu N trở xuốg màu S-Z có giá ngang nhau.
- D, E, F : Nhóm trắng tinh khiết, thoáng chút xanh da trời và sắc tím.
- G,H,I,J : Nhóm trắng hiếm
- K, L,M : Nhóm trắng, có phớt chút ánh vàng rất nhạt.
- N through R: Nhóm trắng, phớt vàng.
- S through Z: Kim cương có độ phớt vàng tang dần theo từng cấp độ.




C3: GIÁ TRỊ ĐỘ TINH KHIẾT (Clarity)
________________________________________
 - Theo tiêu chuẩn Quốc tế độ tinh khiết Kim Cương được sắp xếp theo cấp độ; từ cao nhất là IF (hoàn toàn tinh khiết) giảm dần đến I3 (có tạp chất không tinh khiết).
 -  Độ tinh khiết sẽ giảm dần theo biểu đồ phân loại và giá trị cũng sẽ giảm 5% theo mỗi cấp độ liền kề nhau. Trường hợp Kim Cương bị xử lý để che sự khiếm khuyết. Thí dụ: Viên Kim Cương có độ tinh khiết là I3 nhưng sau đó người ta dùng tia Laser khoan đi và bơm thủy tinh vào để tạo độ tinh khiết như IF thì vẫn không được xem là IF, và trong quá trình kiểm định vẫn được xếp vào nhớm I3 như bản chất nguyên thủy.

C4: GIÁ TRỊ VỀ MẶT CẮT (Cut)
________________________________________

Giác cắt là cấu hình bề mặt kim cương. Cắt chuẩn viên kim cương vận dụng ánh sáng tốt hơn, tạo ánh rực rỡ và lấp lánh nhiều hơn, do đó có giá trị cao hơn. Khi bạn chọn kim cương, hãy cầm lên và quan sát xem ánh sáng nhảy múa trên mặt kim cương. Viên nào mà bạn cảm thấy phù hợp với mình – bạn hãy chọn nó.

Giác cắt là một đặc tính kỹ thuật có thể làm thay đổi chất lượng viên kim cương. Tuy nhiên khách hàng thường nhầm lẫn giữa chất lượng trong việc cắt mài với hình dáng kim cương. Có sáu hình dạng cắt mài phổ biến của kim cương đó là hình tròn, oval, marquise, trái tim, hình vuông hoặc hình chữ nhật và hình trái lê. Việc lựa chọn hình dáng của đá quý kim cương có thể cho ta thấy được cá tính của người mua.
 - Tiêu chí thứ 4 trong chọn lựa đá quý là độ tinh xảo trong chế tác Kim Cương. Cho dù viên Kim Cương bé nhất cỡ 0.0012 carat cũng phải cắt đủ 57 mặt, nếu cắt chuẩn, Kim Cương khuếch táng ánh sáng tốt hơn, tạo ánh sáng rực rỡ, lấp lánh nhiều hơn nhờ vậy giá trị Kim Cương cao hơn.
Khi chế tác Kim Cương phải căn cứ vào đặc điểm của viên Kim Cương thô, để lựa chọn khéo léo góc chế tác, phải tận dụng nguyên lý quang học, thiết kế 1 cách chính xác mỗi mặt viên Kim Cương để tia sáng đi vào đó sẽ tỏa 4 phương 8 hướng hiện lên màu sắc kỳ lạ của chúng. Bề mặt và chiều sâu Kim Cương cũng ảnh hưởng rất lớn đến đường đi của những chùm ánh sáng chiếu vào viên Kim Cương.




Hiện tượng gom sáng
Một viên Kim Cương được cắt có chiều cao quá ngắn so với đường kính. Khí ánh sáng chiếu vào những tia sáng sẽ mất đi, gọi là hiện tượng lọt sáng. Viên Kim Cương này cắt rất cạn (too shallow cut).
Nếu góc trên của viên Kim Cương bị mài sai sẽ làm cho góc viên Kim Cương có ánh sáng bị gom lại.

Hiện tượng chẻ sáng
Một viên Kim Cương mà cắt quá sâu (too deep cut) sẽ có chiều sâu quá dài so với đường kính thì khi ánh sáng chiếu vào thì những tia sáng sẽ bị trôi đi, gọi là hiện tượng trôi sáng, Kim Cương không lấp lánh.

Nếu góc dưới của viên Kim Cương bị mài sai sẽ làm cho viên Kim Cương có ánh sáng bị chẻ sáng 2 bên.
Vì vậy 1 viên Kim Cương phải được cắt đúng tiêu chuẩn: đường kính và chiều cao tương xứng với nhau, góc trên hay góc dưới mài đúng tiêu chuẩn và các mặt cắt phải cân đối nhau để ánh sáng phản chiếu tốt nhất.

 và hiện nay có khi người ta còn đánh giá theo tiêu chuẩn 6C, thêm "cost" (giá cả) và certification (giấy chứng nhận, kiểm định). Chỉ khoảng 20% sản lượng kim cương trên thế giới được dùng làm hàng trang sức, 80% kim cương kém phẩm chất hơn được sử dụng trong công nghiệp và các ứng dụng nghiên cứu . Mặc dù kim cương nhân tạo được sản xuất với khối lượng gần gấp 4 lần so với kim cương tự nhiên nhưng phần lớn chúng được dùng vào mục đích công nghiệp vì hầu hết chúng là những viên kim cương nhỏ và không hoàn hảo, tuy hiện điều này đã cải thiện rõ rệt với những công nghệ làm kim cương nhân tạo mới.

   Tên gọi kim cương trong nhiều ngôn ngữ châu Âu đến từ tiếng Hy Lạp adamas (αδάμας có nghĩa là "không thể phá hủy"). Trong tiếng Việt chữ "kim cương" có gốc Hán-Việt (金剛), có nghĩa là "kim loại cứng". Chúng đã được sưu tầm như một loại đá quý và sử dụng trên những biểu tượng tôn giáo của người Ấn Độ cổ cách đây ít nhất 2.500 năm. Người ta còn tìm thấy kim cương đầu mũi khoan, cũng là dụng cụ để khắc lên đá đối với người cổ đại. Sự phổ biến của kim cương tăng lên ở thế kỷ 19, khi những kỹ thuật đánh bóng và cắt đã đạt đến một trình độ nhất định, kinh tế thế giới đã phát triển, và những nhà kim hoàn bắt đầu những chiến dịch quảng cáo rầm rộ.

Cách sử dụng kim cương như một vật trang trí rất quen thuộc đối với nhiều người. Do dưới ánh sáng Mặt Trời, nó có nhiều màu nên nó còn được gọi là lửa và được đánh giá cao trong nhiều sách lịch sử. Khoảng năm 1900, những chuyên gia địa chất học đã đề ra phương án để phân loại kim cương dựa vào 4 đặc tính, còn nổi tiếng với tên 4C - "carat" (khối lượng), "color" (màu sắc), "clarity" (độ trong) và "cut" (cách cắt).

   Giá của những viên kim cương trên thị trường thường được dựa vào quy tắc 4C. Đôi khi có người còn đánh giá kim cương theo tiêu chí 5C: ngoài 4C kể trên, còn có "cost" (giá cả), hoặc 6C với certification (giấy kiểm định, giấy chứng nhận của các công ty uy tín trên thế giới như GIA).

    Một số tiêu chuẩn khác không nằm trong 4C nhưng vẫn ảnh hưởng nhiều đến giá cả: ví dụ như ánh huỳnh quang mà nó có thể tạo ra hay cũng như lịch sử của viên kim cương, đơn vị khoa học nào đã lượng giá viên kim cương, và đồng thời một chữ C khác: "cleanliness" (sạch sẽ).

Có bốn tổ chức địa chất có đủ khả năng đánh giá giá trị của viên kim cương. Trong khi khối lượng và góc cắt được tính toán theo công thức thì độ trong và màu sắc được đánh giá bằng mắt thường của một người có kiến thức sâu rộng.
Viện Đá quý Hoa Kỳ (Gemological Institute of America) (GIA) nổi tiếng nhất và là nơi đưa ra các tiêu chuẩn đầu tiên về kim cương.
Hiệp hội Đá quý Hoa Kỳ (American Gemological Society) (AGS) tuy không được đánh giá cao và rộng rãi như GIA nhưng cũng có một ảnh hưởng nhất định.
Phòng thí nghiệm Đá quý Thế giới (IGL) là nơi được tôn trọng nhất trong giới khoa học nhưng cũng bị chỉ trích vì thiếu công bằng khi đánh giá kim cương của các nước nghèo, không như GIA và AGS.
Phòng thí nghiệm Đá quý châu Âu (EGL) cũng được cho là giống IGL.


Phân biệt kim cương tự nhiên, kim cương nhân tạo và Những thông số tính chất cụ thể 


Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đá nhái có hình thái bên ngoài tương tự giống kim cương thiên nhiên bao gồm: Synthetic Cubic Zirconia, Synthetic Moissanite, Zircon, Thủy tinh, GGG (Gadolinium Gallium Garnet),YAG (Yttrium Aluminum Garnet). Phổ biến nhất hiện nay trên thị trường là hai loại Synthetic Cubic Zirconia và Synthetic Moissanite cần hiểu rõ và phân biệt hai loại đá này với kim cương thiên nhiên và kim cương tổng hợp.





 Sưu Tầm


[/tintuc]

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VỀ KHÓA HỌC THIẾT KẾ TRANG SỨC MIỄN PHÍ DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIA ĐÌNH KHÓ KHĂN ..

Cùng Chuyên Mục

No comments:

Post a Comment

HOTLINE: 093 6302402 Miss Định